BẤT ĐỘNG SẢN LONG BIÊN
Lượt xem: 173


Các tuyến đường vành đai nắm giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Bài viết dưới đây https://vinhland.vn sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn đường vành đai là gì, các quy chuẩn khi xây dựng và cập nhật tiến độ 7 tuyến đường vành đai tại Hà Nội hiện nay.

1. Tuyến Đường Vành Đai Là Gì?

Với câu hỏi tuyến đường vành đai là gì thì đây là dạng đường bao ở khu vực bên ngoài trung tâm nội đô của thành phố, có thể được thiết kế dạng xa lộ hay cao tốc đô thị. Những con đường này luôn có sự kết nối một cách thuận tiện với các đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ.

Đường vành đai giúp giảm tải cho nội đô về giao thông

Đường vành đai giúp giảm tải cho nội đô về giao thông

Như chúng ta đã biết, khu vực trung tâm, nội đô của các đô thị ở nước ta luôn rất đông đúc. Không những thế, do phần lớn có quá trình hình thành lâu đời nhưng không được quy hoạch bài bản, khoa học từ đầu nên đường thường nhỏ hẹp. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho giao thông.
Chính vì vậy, mục đích hình thành của đường vành đai là tránh cho các phương tiện phải đi vào các con đường ở nội đô nhưng vẫn dễ dàng lưu chuyển và kết nối với các vùng, tỉnh thành khác.

2. Quy Chuẩn Với Đường Vành Đai

Khi tìm hiểu đường vành đai là gì, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của các tuyến đường này trong việc lưu chuyển, kết nối giao thông đô thị, đồng thời, tạo ra những không gian tăng trưởng mới cho khu vực và các địa phương lân cận.
Cụ thể, vai trò, quy chuẩn chung của loại đường này có thể kể đến như:
– Giúp cho sự lưu thông từ hướng này tới hướng khác của thành phố, từ thị trấn này tới thị trấn khác của một vùng đô thị, hay từ tỉnh này tới tỉnh khác trở nên nhanh chóng mà không làm đông đúc thêm hoặc gây ách tắc tới sự lưu chuyển của vùng nội đô.
– Tiêu chuẩn cũng như kỹ thuật xây dựng đường vành đai đòi hỏi khắt khe hơn, mức độ cao hơn để có thể chịu được hầu hết các loại xe trọng tải lớn di chuyển qua. Đồng thời để đảm bảo thời hạn sử dụng lâu dài, đảm bảo sự an toàn cho con người.
– Khổ đường đảm bảo rộng rãi với thiết kế nhiều làn xe, đồng thời, kết cấu mặt đường bền bỉ, vững chắc, phù hợp với tốc độ cao.
– Hai bên đường đảm bảo đầy đủ các yêu cầu, đầy đủ thiết bị, công trình phụ trợ như: hệ thống rào chắn, biển hiệu, cột mốc. Điều này vừa tạo sự thuận tiện, vừa tăng sự an toàn cho người, phương tiện giao thông.
Tùy từng trường hợp, với những tuyến đường cụ thể mà cần đáp ứng các tiêu chí riêng.

quy hoạch đường vành đai là tài sản lớn

Nhiều quốc gia coi các quy hoạch đường vành đai là tài sản lớn, có giá trị tới cả trăm năm

Hiện nay, với vai trò và tầm vóc của chúng, rất nhiều ý kiến cho rằng loại đường này cần được xây dựng với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất để đạt được chất lượng và độ bền cao. Đây có thể xem là dạng bất động sản đặc biệt, có thể để lại cho đời con cháu và khả năng khai thác, sinh lời cao.

3. Các Đường Vành Đai Hà Nội

Theo quy hoạch được công bố, thành phố Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai khép kín. Trong đó, các tuyến vành đai 1, 2, 3 và hai tuyến hỗ trợ là 2,5 và 3,5 đã hoàn thành, riêng tuyến số 4 đang thực hiện những công đoạn đầu và tuyến số 5 chưa thực hiện.

 

Quy hoạch đường vành đai tại thủ đô Hà Nội

Các tuyến đường này không chỉ là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm áp lực cho các đường giao thông ở nội đô mà còn góp phần thúc đẩy liên kết các vùng cũng như phát triển hạ tầng. Chi tiết các đường vành đai Hà Nội như sau:

Vành Đai 1

Đây là tuyến đường vành đai đầu tiên của Hà Nội, đi qua các cửa ô cũ như Yên Phụ, Cần Dền, Đông Mác, Kim Liên, Chợ Dừa, Cầu Giấy, Bưởi,… Vành đai 1 được xem như vành đai bảo vệ cho khu vực cần bảo tồn, hạn chế phát triển, hạn chế giao thông đi qua là các khu phố cổ của thủ đô.
Do tuyến vành đai 1 đi qua các khu vực trung tâm của Hà Nội nên việc đền bù, giải tỏa gặp nhiều khó khăn. Đến nay, còn đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục (2,5 km) chưa hoàn thành.

Vành Đai 2

Tuyến đường Vành đai 2 được khởi công năm 2005, tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng và chiều dài khoảng 43,6km, qua 8 quận huyện: Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, huyện Đông Anh. Đây là đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội.
Dự án được chia thành hai phần gồm: mở rộng đường Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng dưới thấp và xây dựng đường Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở trên cao.
Về tiến độ, đường Vành đai 2 đoạn Nhật Tân – Cầu Giấy (6,4 km) thông xe vào tháng 1/2016; Đoạn Vành đai 2 trên cao kéo dài từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở (gồm cả tuyến đường bộ trên cao và phần mở rộng bên dưới) khởi công từ năm 2018, thông xe tháng 1/2023.

Tuyến đường Vành đai 2 trên cao vừa thông xe đầu năm 2023

Vành Đai 3

Được quy hoạch từ những năm 1990, song khi lượng phương tiện giao thông ngày càng đông đúc thì đường mới được được đẩy mạnh triển khai. Đây là tuyến đường được thiết kế dạng cao tốc chuẩn với tốc độ tối đa 80km/h.
Đường Vành đai 3 Hà Nội có tổng chiều dài 65 km, chạy qua các quận huyện: Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm.
Tuyến đường giúp tạo kết nối các vùng trọng điểm thủ đô như từ nội thành tới sân bay Nội Bài, nội thành tới các khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Sóc Sơn, Quang Minh,…

Tuyến Vành đai 3 Hà Nội

Tuyến Vành đai 3 giúp các vùng trọng điểm được kết nối thuận tiện

Vành Đai 3,5

Là tuyến phụ trợ, giúp giảm tải cho các đường hiện hữu, kết nối giữa khu Bắc và Nam sông Hồng, dài 45,64 km. Theo kế hoạch, tới cuối 2025, đường sẽ được hoàn thiện tới 90%.

Vành Đai 2,5

Được xem là phụ trợ cho tuyến số 2 và 3 với tổng chiều dài 30km, hoàn toàn trong nội đô. Điểm bắt đầu là tại phường Phú Thượng (thuộc quận Tây Hồ) và kết thúc tại tuyến đường số 3.

Vành Đai 4

Với chiều dài lên tới khoảng 112,8 km, đi qua địa phận cả Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, đường mang lại điều kiện thuận lợi về liên kết vùng, thúc đẩy sự phát triển giao thương, kinh tế. Đồng thời, có thể thúc đẩy hình thành đô thị vệ tinh của Hà Nội để kéo giãn dân cư ra ngoại thành, giảm áp lực cho nội đô.
Điểm khởi đầu tại xã Thanh Xuân (Sóc Sơn) trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai và kết thúc tại Quế Võ (Bắc Ninh), cao tốc Nội Bài – Hạ Long. Tháng 6 năm 2023 là thời điểm dự kiến khởi công và hoàn thành trong năm 2026 để 2027 có thể khai thác, sử dụng.
Vành Đai 4 Hà Nội

 

Bản đồ quy hoạch đường Vành đai 4 Hà Nội

Vành Đai 5

Theo quy hoạch đã được phê duyệt năm 2014, đường Vành đai 5 dài khoảng 331 km (không bao gồm 41 km trùng với cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và quốc lộ 3);
Cụ thể, đường Vành đai 5 sẽ đi qua 36 quận, huyện, thành phố của thủ đô Hà Nội (48km), Hòa Bình (hơn 35 km), Hà Nam (hơn 35 km), Thái Bình (hơn 28 km), Hải Dương (gần 53 km), Bắc Giang (hơn 51 km), Thái Nguyên (gần 29 km), Vĩnh Phúc (hơn 51 km).
Đường được thiết kế với 4-6 làn xe, nền đường rộng tối thiểu 22-33 m và có đường gom hai bên.

4. Vai Trò Của Các Tuyến Vành Đai Đối Với Thị Trường Bất Động Sản

Có thể nói, đối với giao thông, các tuyến vành đai bao quanh giống như một xương sống, tạo sự kết nối diện rộng về kinh tế vùng cho các quốc gia.
Không chỉ giảm áp lực tới giao thông nội đô, các tuyến đường này còn giúp cho việc hình thành hành lang đô thị, vùng công nghiệp lớn. Sự hình thành của các tuyến đường vành đai sẽ kéo hạ tầng phát triển theo, đồng thời là các trung tâm tài chính, kinh tế, giúp thu hút lượng lớn lao động, dân cư tới sinh sống.
Các điều kiện về giao thương, hạ tầng, chất lượng sống ở ngoại thành phát triển, trong khi lượng đất đai dự trữ trong nội đô ngày một cạn kiệt, giá cả lại cao, mật độ dân cư đông đúc, từ đó kéo theo xu hướng di cư ra các khu vực ngoại thành để sinh sống.
Đây chính là những điều kiện thuận lợi, tạo đà phát triển cho thị trường bất động sản. Và trên thực tế, với sự hình thành, khai thác của tuyến đường vành đai 1, 2, 3 ở Hà Nội đã tạo ra sự đột phá, mở ra không gian phát triển đô thị, hình thành các khu dân cư mới, đẩy giá bất động sản tăng lên gấp nhiều lần, thu hút lượng lớn nhà đầu tư tới khai thác.
 Các tuyến vành đai chính là động lực thúc đẩy hình thành đô thị mới

Các tuyến vành đai chính là động lực thúc đẩy hình thành đô thị mới

Mặc dù vậy, quá trình đầu tư, giao dịch mua bán nhà đất vẫn có thể gặp phải rủi ro nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Và để hạn chế, người mua, nhà đầu tư cần lưu ý:
– Đánh giá tính hợp lý về giá cả: qua xem xét điều kiện hạ tầng và so sánh hiện tại với khoảng 1 – 2 năm về trước. Bởi vì trên thực tế, mỗi khi có một quy hoạch dự án được công bố, giá đất đai sẽ tăng vọt, thậm chí không ít người lợi dụng đẩy giá đất thành sốt ảo.
– Chú ý tới tính pháp lý để tránh bị rơi vào tình trạng tranh chấp sau này.
– Lập kế hoạch chi tiết và cụ thể cho hoạt động đầu tư để đảm bảo giá trị dài hạn cho bất động sản.
Với những thông tin được vinhland.vn chia sẻ, hi vọng bạn đọc đã nắm rõ đường vành đai là gì, đồng thời cập nhật được tiến độ các tuyến đường vành đai qua Hà Nội đã, đang và sẽ được hình thành trong thời gian tới. Có thể thấy, các tuyến đường vành đai có vai trò lớn trong kết nối giao thương nội đô và khu vực, quận huyện lân cận, từ đó có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế, xã hôi nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Việc nắm bắt nhanh nhậy các thông tin quy hoạch tương tự có thể giúp nhà đầu tư lựa chọn được vị trí và thời điểm "vàng" để xuống tiền, giúp gia tăng cơ hội sinh lời.
Tổng hợp

XEM THÊM

BĐS VINHLAND - Nhận ký gửi, mua bán nhà đất khu vực Long Biên, Hà Nội. Tư vấn pháp lý, nhận làm các thủ tục liên quan đến sổ đỏ.
Hotline 24/7: 0866 83 86 88