BẤT ĐỘNG SẢN LONG BIÊN
Lượt xem: 286


Những cây cầu nối về quận Long Biên đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông, phát triển kinh tế. Là cửa ngõ cho giao thương, đi lại quan trọng, tiền đề cho nền kinh tế quận Long Biên phát triển

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cầu do Pháp xây dựng từ 1898 đến 1902, thời đó đặt tên là cầu Doumer - tên của viên toàn quyền của Chính phủ Pháp ở Đông Dương lúc đó.

Với chiều 2.290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m và đường dẫn được xây bằng đá. Đây là cây cầu thép, dài nhất đầu tiên ở Việt Nam.



Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là làn đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4 m. Đặc biệt, luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không ở bên phải như các cầu thông thường khác.



Trải qua nhiều năm, cầu Long Biên được xem như là một chứng nhân lịch sử quan trọng của nhiều giai đoạn, cũng là chiếc cầu lưu giữ ký ức, một phần hồn của Hà Nội, của người Hà Nội.

Cầu Chương Dương

Năm 1985 - 1986, cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành nút giao thông quan trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiệu quả của thủ đô.

Cầu Chương Dương có tổng chiều dài 1.230m gồm 21 nhịp, trong đó có 11 nhịp thép và 10 nhịp bê tông với tải trọng xe 30 tấn. Cầu có 4 làn xe chạy hai chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5m, phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m. Năm 2002, cầu từng được sửa chữa, gia cố lớn.




Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác. Cầu Chương Dương gắn liền với tên tuổi kỹ sư Bùi Danh Lưu, người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc tên cầu và thời gian thi công: Cầu Chương Dương - 10.1983 - 6.1985. Sau một năm chín tháng, vào ngày 30-6-1985, cầu Chương Dương khánh thành, vượt tiến độ 12 tháng

Cầu Thanh Trì

Cầu Thanh Trì dài 3.084 m, tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 80 km/h. Cầu Thanh Trì được khánh thành ngày 9/10/2010 .

Đây là cây cầu lớn nhất trong dự án các cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Cầu bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm).


Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 8 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng thời điểm hiện tại. Cây cầu này nối liền quận Hoàng Mai với quận Long Biên, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm).



Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.00 m, rộng 33,10m với 6 làn xe chạy, trong đó có 4 làn xe cao tốc với tốc độ cho phép 100 km/h. Cầu có trọng tải H30 – XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn,cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h

Cầu được xây dựng từ vốn ODA của Nhật Bản với giá đấu thầu là 1.395,46 tỷ đồng. Cầu Thanh Trì có kết cấu đồ sộ. Các nhà thầu đã phải xây dựng 52 trụ cầu kép và 2 mố cầu, ngay khi được đưa vào sử dụng, cầu Thanh Trì đã phát huy được hiệu quả kinh tế – xã hội cao; góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội.

Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay. Đây là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới.

Cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy có điểm đầu ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.. Đây là cây cầu góp phần hoàn chỉnh quy hoạch đường vành đai 2 của Hà Nội, là tuyến giao thông huyết mạch của Thủ đô, Đồng thời, góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố ra quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3km.

Cầu có tổng chiều dài là 5.830m, trong đó phần cầu chính vượt sông dài 3.778m. Mặt cầu Vĩnh Tuy hiện rộng 19,25m, đã được quy hoạch mở rộng trong giai đoạn hai là 38m, trở thành cầu rộng nhất Việt Nam.

Cầu được kết cấu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực gồm 77 nhịp, phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990m, đặt trên 2 mố và 76 trụ, trong đó 6 nhịp thông thuyền giữa sông dài 135m/nhịp. Mặt cắt ngang của các tuyến đường chính hai đầu cầu rộng 60m (đây cũng là khổ cầu bê tông lớn nhất hiện nay tại Việt Nam).



Cầu Vĩnh Tuy là một trong những công trình trọng điểm của thành phố nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Công trình có mức đầu tư với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng được khánh thành năm 2010.

Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu rộng nhất Việt Nam, đạt kỷ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam.

Cầu Đông Trù

Cầu Đông Trù được chính thức khởi công và ngày 10/9/2006. Sau 8 năm thi công, cầu được khánh thành vào ngày 9/10/2014. 

Cầu Đông Trù là cây cầu nối giữa quận Long Biên và huyện Đông Anh, cầu Đông Trù nối liền phường Thượng Thanh, Ngọc Thụy với Đông Hội. Ngoài ra, người dân di chuyển qua đây còn có thể kết nối nhanh chóng đến đường Ngọc Thụy Nam Đuống, quốc lộ 5 và đường đê Phương Trạch.

Cầu Đông Trù là cây cầu được thi công theo phương án vòm ống thép nhồi bê tông đầu tiên tại Việt Nam. Với những hạn chế về giao thông, cây cầu này là giải pháp sáng suốt, giúp người dân di chuyển thuận tiện qua sông Đuống, kết nối với trục đường quốc lộ 5 thuộc phường Ngọc Thụy quận Long Biên sang địa bàn xã Đông Hội thuộc huyện Đông Anh.

Thông tin về dự án cầu Đông Trù 

Cầu Đông Trù Hà Nội cách cầu Đuống và cầu Long Biên khoảng 4.5 đến 5km. Cầu được thiết kế với chiều dài 1.240m, đoạn cầu chính dài khoảng 500m, chiều rộng 55m với 8 làn xe chạy theo 2 chiều. 

Cầu Đông Trù có tổng cộng 3 nhịp chính, 2 nhịp bên có chiều dài là 80m và nhịp giữa dài 120m. Kết cấu kỹ thuật phía dưới cầu Đông Trù được ứng dụng công nghệ cao bao gồm 216 khoan cọc nhồi có đường kính 2m, chiều sâu từ 40m đến 60m với thân trụ đặc chắc chắn.

Phần trên được gồm 3 nhịp cầu đôi có cấu trúc liên kết với trọng lượng lên tới 280 tấn và bề mặt cầu rộng 54,5m.  

Cầu Đông Trù và dự án đường 5 tạo ra mạng lưới giao thông xuyên suốt, giúp kết nối nhanh chóng và mở ra cơ hội phát triển cho khu vực phía Bắc sông Hồng. 

Cầu Thăng Long, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Chương Dương được xây dựng để đáp ứng yếu tố vận tải. Ngoài công năng trên, cầu Đông Trù Đông Anh Hà Nội còn là điểm nhấn cảnh quan nổi bật với phong cách kiến trúc lộ thiên. Công trình này sẽ đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy của thành phố khi đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, toàn diện.

Trục giao thông xuyên suốt đến cầu Đông Trù Trục giao thông xuyên suốt đến cầu Đông Trù 

Rút ngắn quãng đường đi sân bay Nội Bài của các tỉnh phía Đông

Cầu Đông Trù giúp rút ngắn quãng đường đi từ các tỉnh phía Đông Hà Nội đến sân bay Nội Bài với mạng lưới giao thông đồng bộ trục vành đai 2. Cụ thể bao gồm quốc lộ 5 kéo dài, cầu Nhật Tân và tuyến đường từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân. Phương tiện đi từ Hải Phòng sẽ dễ dàng đến thẳng sân bay Nội Bài.

Ngoài ra, cầu Đông Trù còn là trục giao thông chính phục vụ cho các khu công nghiệp, khu đô thị phía bắc sông Hồng. Đi cầu Đông Trù sẽ giúp giảm áp lực giao thông liên tỉnh theo hướng Hải Phòng lên sân bay Nội Bài và các tỉnh phía Tây Bắc.

Cầu Đuống

Cầu Đuống là một cây cầu đường bộ và đường sắt bắc qua sông Đuống, trên quốc lộ 1A cũ, nối phường Đức Giang thuộc quận Long Biên với thị trấn Yên Viên thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Cầu Đuống được chính quyền thực dân Pháp xây vào cuối thế kỷ 19 và được thông xe vào năm 1902, cầu lúc đó có 5 nhịp, 2 mố và 5 trụ.

Các mố và trụ có móng bằng giếng chìm, có khả năng chịu đựng lưu lượng dòng chảy là 4.500m3/s. Nhịp chính giữa là nhịp xoay, nằm trên trụ số 3 là một trụ tròn. Mỗi khi có tàu bè, nhịp này có thể xoay để tàu bè qua lại được dễ dàng. Cầu bắc chéo dòng chảy của sông một góc khoảng 45 độ.

Trong chiến tranh Việt Nam, câu Đuống đã bị máy bay Mỹ ném bom đánh hỏng. Để dùng tạm, người ta đã gia cố trụ cầu và thay nhịp cầu. Từ đó, nhịp chính giữa không còn là nhịp xoay. Sau đó cầu được xây lại ở đúng vị trí cũ. Cầu mới được thông xe vào năm 1981. Cầu này không còn các trụ số 2 và 4, nghĩa là cầu chỉ còn 3 trụ. 

Vừa qua, Hà Nội đã đưa ra phương án đề xuất chính phủ phê duyệt quy hoạch thi công xây dựng cầu Đuống 2 bắc qua sông Đuống thuộc quận Long Biên và huyện Gia Lâm.  Cầu Đuống 2 và đường dẫn chạy thẳng đến địa bàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số vốn đầu tư dự kiến 6.500 tỷ đồng. Cây cầu có chiều rộng vào khoảng 33,5m, chiều dài là 0,6km.

Sau khi hình thành, cầu Đuống 2 sẽ mang đến cho người dân một lộ trình di chuyển dễ dàng từ Long Biên qua Bắc Ninh đồng thời trực tiếp giảm tải áp lực giao thông cho cầu Đuống hiện tại, Phù Đổng và cầu Đông Trù, đáp ứng được lưu lượng giao thông cao trên tuyến.
Cầu Đuống 2 cùng với hệ thống hạ tầng đồng bộ đang dần hoàn thiện sẽ góp phần làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị, mang đến cơ hội phát triển kinh tế, hạ tầng, giá trị bền vững cho khu vực Đông Bắc thủ đô Hà Nội nói chung và khu vực các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đông Anh nói riêng.
Dự án cầu Đuống 2 dự kiến xây dựng cách cầu hiện hữu 100m về phía hạ lưu, phục vụ giao thông đường bộ theo quy hoạch. Cầu cũ cũng sẽ được xây lại phục vụ giao thông đường sắt, tháo dỡ các dầm và đập mố trụ để đảm bảo giao thông đường thủy thông suốt.

XEM THÊM

BĐS VINHLAND - Nhận ký gửi, mua bán nhà đất khu vực Long Biên, Hà Nội. Tư vấn pháp lý, nhận làm các thủ tục liên quan đến sổ đỏ.
Hotline 24/7: 0866 83 86 88