BẤT ĐỘNG SẢN LONG BIÊN
Lượt xem: 204


Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở)

Ngày 25/3/2023, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến Mễ Sở)

Ngày 25/3/2023, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến Mễ Sở) với một số nội dung chính như sau:

 

(Trích Bản đồ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất)

1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên

- Phân khu đô thị sông Hồng thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc địa bàn 13 quận, huyện: huyện Mê Linh, huyện Đông Anh, quận Long Biên (bao gồm các phường: Cự Khối, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy), huyện Gia Lâm, huyện Đan Phượng, quận Bắc Từ Liêm, quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín.

- Ranh giới cụ thể như sau:

    + Phía Bắc cơ bản lấy đến đê tả ngạn sông Hồng (thuộc các quận (huyện): Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm), giáp ranh giới các phân khu đô thị N1, N4, N8, N9, N10, N11, GN, GN(A), R6.

    + Phía Nam cơ bản lấy đến đê hữu ngạn sông Hồng (thuộc các quận (huyện): Đan Phượng, Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín), giáp ranh giới các phân khu đô thị GS, H2-1, A6, H1-1, H1-4, H2-4, GS(A).

    + Phía Tây giáp cầu Hồng Hà.

    + Phía Đông giáp cầu Mễ Sở.

- Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích nghiên cứu khoảng 10.996,16ha.

2. Tính chất và chức năng chính:

- Là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ); Quy hoạch trong không gian thoát lũ từ đê cấp 1 (tả ngạn) tới đê cấp đặc biệt (hữu ngạn) hiện có dựa trên nguyên tắc: Không nâng cao các tuyến đê bối hiện có, không xây dựng đê bối mới; Không thu hẹp không gian thoát lũ, không đề xuất giải pháp đê mới trong đê cũ (không gian thoát lũ theo đê mới trong không gian thoát lũ theo đê cũ); Không làm thay đổi mục tiêu và tiêu chuẩn phòng, chống lũ của hệ thống sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016.

- Là trục không gian đặc trưng hành lang xanh: Cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch;

3. Nguyên tắc, quan điểm:

- Tuân thủ các quy định tại Luật Đê điều, Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ), phù hợp với quy định quản lý và thỏa thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan;

- Phù hợp định hướng về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đã xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ); đảm bảo sự thống nhất đồng bộ hệ thống quy hoạch;

- Tuân thủ các quy hoạch ngành, chuyên ngành đã được phê duyệt;

- Tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế;

- Trường hợp có các nội dung vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo Cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tổng hợp

XEM THÊM

BĐS VINHLAND - Nhận ký gửi, mua bán nhà đất khu vực Long Biên, Hà Nội. Tư vấn pháp lý, nhận làm các thủ tục liên quan đến sổ đỏ.
Hotline 24/7: 0866 83 86 88